TÌM HIỂU VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
I./ Bệnh tiểu đường là gì ?
- Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm tác động bởi cơ thể.
1./ Insulin là gì?
- Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Insulin là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
2./ Insulin ảnh hưởng lên bệnh tiểu đường:
- Bệnh tiểu đường type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin).
- Bệnh tiểu đường type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy).
- Bệnh tiểu đường là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.
- Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng ngắn gọn quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
- Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
- Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng.
- Khi quá trình hoạt động này không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
1./ Bệnh tiểu đường tuýp 1:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin.
- Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
2./ Bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
3./ Bệnh tiểu đường tuýp 3:
- Hầu hết chúng ta đã nghe nói về bệnh tiểu đường tuýp 1 hay bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 3 hầu như chưa thấy đề cập tới. Căn bệnh mới này mới chỉ là bắt đầu thấy xuất hiện trên các tiêu đề của các tạp chí Tin tức y tế hay Khoa học.
- Bệnh tiểu đường tuýp 3 xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não. Ở trạng thái không có insulin, thì não bị chịu tổn thương nhiều hơn khi ở trạng thái thiếu insulin như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Thực tế, bệnh tiểu đường túyp 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
- Bệnh tiểu đường tuýp 3 cũng được gọi là bệnh tiểu đường não. Điều này là do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới. Não, hoặc là không sản xuất đủ insulin để hình thành trí nhớ mới hoặc có sự kháng insulin. Nếu không có những thụ thể insulin, não không có thể hình thành những ký ức mới. Trong bệnh tiểu đường tuýp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.
4./ Bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ nó thường xảy ra ở phụ nữ khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Bệnh tiểu đường thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai phụ nhưng nếu không kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt bệnh tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.
5./ Tiền tiểu đường ( đái tháo đường ):
- Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng tiền tiểu đường:
- 1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
- 2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
- Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được.
- Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết như sau: đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.
IV./ Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết như sau:
- 1./ Bệnh nhân thấy Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
- 2./ Bệnh nhân Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- 3./ Bệnh nhân Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- 4./ Bệnh nhân thấy Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- 5./ Bệnh nhân thấy Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- 6./ Bệnh nhân chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- 7./ Bệnh nhân dễ Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
V./ Biến chứng của bệnh tiểu đường:
Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận.
- Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt.
- Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với Thần kinh: dị cảm, tê tay chân.
- Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với bệnh Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…
- Biến chứng của bệnh tiểu đường Có khả năng gây tử vong.
VI./ Đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường:
- Người mập phì.
- Người có cha, mẹ, anh chị em trong nhà bị tiểu đường.
- Nữ sinh con nặng hơn 4kg hoặc đã được chẩn đoán là tiểu đường trong thai kỳ.
- Người cao huyết áp.
- Người có rối loạn mỡ trong máu (HDL ≤ 35mg/dl và hoặc Triglyceride ≥ 250mg/dl).
- Người đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết lúc đói (mức đường trong máu chưa đến mức gọi là tiểu đường nhưng đã là cao so với người bình thường).
V./ Nấm linh chi chữa bệnh tiểu đường:
- Tác dụng của nấm Linh chi với bệnh tiểu đường đó là giúp làm giảm các tính trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường như thừa Cholesterol trong máu và tắc nghẽn động mạch. Tác dụng của nấm Linh Chi trong việc giảm lượng đường máu cũng như tăng tiết insulin của tuyến tụy đã được xác định, do hoạt chất polysaccharides trong nấm linh chi làm tăng khả năng hấp thụ canxi của các tế bào tuyến tụy, dẫn đến việc sản sinh hoặc bài tiết các nội tiết tố insulin.
- Nấm Linh chi đã được các nhà nghiên cứu tuyên bố và chứng minh là có tác dụng giảm lượng đường trong máu một cách rõ rệt nhờ vào thành phần chứa các Polysaccharides. Giữ lượng đường trong máu ổn định giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được nhiều biến chứng từ bệnh tiểu đường như huyết áp cao, tình trạng loét, đột quỵ, giảm chức năng sinh dục nam giới,… Ở phương diện này, nấm Linh chi giúp kiểm soát và chống lại bệnh tiểu đường và cải thiện tình trạng sức khỏe chung cho người bệnh tiểu đường.
- Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho hay nấm linh chi còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, điều chỉnh lượng đường phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cơ thể, lượng đường thừa thông qua tuyến tụy sẽ được đào thải ra ngoài. Với những bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường, nấm linh chi giúp tăng tiết insulin của tuyến tụy, đồng thời tăng khả năng hấp thụ canxi của các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh ra các insulin để tuyến tụy hoạt động tốt hơn, cân bằng lượng đường trong cơ thể.
- Một khía cạnh khác cũng được rất nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm, đó là sử dụng nấm linh chi có tác dụng phụ với người bệnh tiểu đường hay không?. Theo các bác sĩ ở phòng thí nghiệm cho biết, sử dụng nấm linh chi ở người bệnh tiểu đường sẽ không để lại tác dụng phụ, con người có thể sử dụng nấm linh chi trong thời gian lâu dài với số lượng lớn mà vô hại và hầu như không để lại các tác dụng phụ nào.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh dùng có thể bị nhạy cảm và cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm linh chi. Những bệnh nhân này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian sử dụng.
III./ Những điều cần lưu ý khi sử dụng nấm linh chi:
- Nấm linh chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng bạn còn đói. Khi dùng nấm linh chi bệnh nhân nên uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm linh chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc và tốt cho gan.
- Vitamin C cũng được khuyên dùng chung với nấm linh chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong linh chi.
- Tin vui cho bạn là nấm linh chi còn dùng rất tốt cho mọi lứa tuổi. Cả phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người khỏe mạnh.
*** Với những công dụng
tăng cường sức khỏe và hổ trợ bảo vệ trị bệnh tiểu đường thì nấm linh chi được
xem là thần dược. Việc sử dụng nấm linh chi cũng thật đơn giản không mất nhiều
thời gian, vì vậy bạn thật yên tâm và có lý do để tìm hiểu và dùng nấm linh chi
hàng ngày để tăng cường sức khỏe, tuổi thọ, chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
* Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua nấm linh chi đỏ chất lượng cao qua các website uy tín hay cửa hàng với giá cả hợp lý. Đặt biệt là nấm linh chi đỏ RICH LIFE trồng thủ công tại Việt Nam chất lượng cao không thua các loại nấm linh chi ngoại nhập.
++ >>> Vậy mua nấm linh chi đỏ RICH LIFE ở đâu? ở đâu bán nấm linh chi đỏ an toàn chất lượng, uy tín?
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tel: 0918 407070
****************
0 nhận xét:
Đăng nhận xét